Mạng Wi-Fi và kết nối Bluetooth có thể là các điểm truy cập dễ bị tổn thương cho dữ liệu hoặc trộm danh tính. & Nbsp; May mắn thay, có rất nhiều cách để làm giảm cơ hội trở thành nạn nhân.
Mã hóa
Mã hóa là cách thức tốt nhất để bảo vệ an toàn dữ liệu cá nhân của bạn. Tính năng này hoạt động bằng cách xáo trộn dữ liệu trong tin nhắn hoặc thư gửi để chỉ những người nhận chỉ định có thể đọc được. Khi địa chỉ trang web bạn truy cập bắt đầu bằng “https” thay vì “http”, cho biết sự mã hóa đang diễn ra giữa trình duyệt và trang web của bạn.
Hai loại mã hoá phổ biến nhất là Bảo mật tương đương mạng có dây (WEP) và Truy cập Wi-Fi an toàn (WPA). Một loại mã hóa phổ biển sẵn có mạnh nhất là WPA2, hãy lựa chọn WPA2 nếu bạn có tính năng này. Các hệ thống Wi-Fi gia đình và điểm truy cập Wi-Fi công cộng hoặc “hotspots” thường sẽ thông báo cho bạn về mã hoá mà họ sử dụng.
Truy câp Wi-fi công cộng
Nhiều người dùng Wi-Fi thích chọn sử dụng mạng công cộng thay vì gói dữ liệu (data plan) của thiết bị để truy cập Internet từ xa. Nhưng sự tiện lợi của Wi-Fi công cộng có thể rất nguy hiểm. Nếu bạn không cẩn thận, tin tặc có thể nhanh chóng truy cập vào kết nối của bạn và thao túng các thông tin nhạy cảm được lưu trữ trên thiết bị của bạn và trong các tài khoản trực tuyến. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro:
- Kiểm tra tính xác thực của các điểm truy cập Wifi sẵn có. Nếu có nhiều điểm truy cập dường như thuộc về cùng cơ sở mà bạn đang ở, hãy kiểm tra với nhân viên để tránh kết nối với điểm truy cập giả mạo.
- Đảm bảo rằng tất cả các trang web bạn trao đổi thông tin đều có “https” ở đầu địa chỉ web. Trong trường hợp đó, các dữ liệu truyền tải của bạn sẽ được mã hóa.
- Cài đặt ứng dụng bổ sung buộc các trình duyệt web sử dụng mã hóa khi kết nối với các trang web - thậm chí cho các trang web nổi tiếng thường không mã hóa thông tin của họ.
- Điều chỉnh cài đặt cho điện thoại thông minh của bạn để nó không tự động kết nối với các mạng Wi-Fi gần đó. Điều này giúp bạn kiểm soát tốt hơn thời gian và địa điểm bạn kết nối.
- Nếu bạn sử dụng các điểm truy cập Wifi công cộng thường xuyên, hãy xem xét sử dụng một mạng riêng ảo (VPN), sẽ mã hóa tất cả các truyền tải giữa điện thoại và internet. Nhiều công ty cung cấp VPN cho nhân viên của họ cho mục đích làm việc, và các cá nhân có thể tự đăng ký VPN.
- Khi truyền tải thông tin nhạy cảm, sử dụng gói dữ liệu di động của bạn thay vì Wi-Fi có thể an toàn hơn.
Bảo mật Bluetooth
Kết nối Bluetooth với các thiết bị di động của bạn có thể được sử dụng để kết nối với tai nghe không dây, truyền tập tin và bật tính năng gọi rảnh tay khi bạn lái xe, và những ứng dụng khác. Trong phần lớn trường hợp, người dùng phải cho phép kết nối Bluetooth được thực hiện trước khi dữ liệu được chia sẻ - một quá trình được gọi là “ghép nối” - cung cấp biện pháp bảo mật dữ liệu. Nhưng giống như kết nối Wi-Fi, Bluetooth có thể khiến dữ liệu cá nhân của bạn gặp rủi ro nếu bạn không cẩn thận. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện khi sử dụng Bluetooth:
- Tắt Bluetooth khi không sử dụng. Giữ bluetooth hoạt động cho phép tin tặc phát hiện những thiết bị khác mà bạn đã kết nối trước đó, giả mạo một trong những thiết bị đó và truy cập vào thiết bị của bạn.
- Nếu bạn kết nối điện thoại di động của mình với một chiếc xe cho thuê, dữ liệu điện thoại có thể được chia sẻ với xe. Đảm bảo hủy kết nối điện thoại với xe và xóa bất kỳ dữ liệu cá nhân nào khỏi xe trước khi bạn trả lại. Thực hiện các bước tương tự khi bán một chiếc xe có Bluetooth.
- Sử dụng Bluetooth ở chế độ “ẩn” thay vì chế độ “có thể phát hiện”. Điều này ngăn các thiết bị không xác định khác tìm kết nối Bluetooth của bạn.
Bảo mật mạng không dây gia đình
Các mạng không dây gia đình cho phép máy tính và các thiết bị di động chia sẻ một kết nối băng thông rộng với internet mà không phải sử dụng hết phút của các gói dữ liệu di động. Nhưng giống như tất cả các công nghệ mạng không dây khác, mạng không dây gia đình hiện nay có lỗ hổng có thể bị khai thác bởi tin tặc. Để giúp bảo vệ mạng không dây gia đình của bạn khỏi những người dùng không mong muốn, hãy xem xét thực hiện các bước sau:
- Mở chế độ mã hóa. Bộ định tuyến (router) không dây thường đi kèm với tính năng mã hoá chưa được kích hoạt, vì vậy hãy chắc chắn nó được kích hoạt ngay sau khi bộ định tuyến được cài đặt.
- Thay đổi tên mạng mặc định của mạng, còn được gọi là bộ nhận dạng thiết lập dịch vụ hoặc “SSID.” Khi một máy tính với kết nối không dây tìm kiếm và hiển thị các mạng không dây gần đó, nó liệt kê từng mạng công khai hiển thị SSID của nó. Các nhà sản xuất thường cung cấp cho tất cả các bộ định tuyến không dây của họ một SSID mặc định, thường là tên của công ty. Để tăng tính bảo mật, hãy chọn tên đặc biệt và khó đoán như là SSID của bạn.
- Thay đổi mật khẩu mặc định của mạng. Hầu hết các bộ định tuyến không dây đều có mật khẩu cài sẵn để quản lý cài đặt của thiết bị (điều này khác với mật khẩu được sử dụng để truy cập vào mạng không dây). Những người dùng trái phép có thể quen thuộc với mật khẩu mặc định, vì vậy điều quan trọng là phải thay đổi mật khẩu của thiết bị định tuyến ngay khi được cài đặt. Mật khẩu dài hơn được tạo thành bởi sự kết hợp của các chữ cái, số và ký hiệu mang tính an toàn cao hơn.
- Xem xét sử dụng Media Access Control hoặc “MAC” ở bộ định tuyến không dây của bạn. Mỗi thiết bị có thể kết nối với mạng Wi-Fi đều có một ID đặc trưng được gọi là địa chỉ “địa chỉ vật lý” hoặc “MAC”. Các bộ định tuyến không dây có thể kiểm tra địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị kết nối với chúng, và người dùng có thể thiết lập mạng không dây của họ chỉ chấp nhận kết nối từ các thiết bị có địa chỉ MAC mà bộ định tuyến sẽ nhận ra. Để tạo trở ngại cho truy cập trái phép, hãy xem xét kích hoạt bộ lọc địa chỉ MAC của bộ định tuyến không dây để chỉ bao gồm các thiết bị của bạn.
- Tắt bộ định tuyến không dây của bạn khi nó không được sử dụng trong bất kỳ khoảng thời gian dài nào.
- Sử dụng phần mềm chống vi-rút và phần mềm chống spyware (gián điệp) trên máy tính của bạn và sử dụng các ứng dụng tương tự trên thiết bị bạn sử dụng để truy cập vào mạng không dây của bạn.
Mật mã
Ghi nhớ tất cả các loại mật khẩu của bạn có thể là một sự phiền phức. Các trình duyệt web và các chương trình khác có thể đề nghị việc nhớ mật khẩu cho bạn, có thể là một cách tiết kiệm thời gian đáng kể. Tuy nhiên, các tiện ích lưu nhớ mật khẩu nhất định có thể khiến bạn trở nên kém an toàn hơn. Các cách thức tốt nhất sau đây có thể giúp giữ an toàn thông tin cá nhân của bạn:
- Không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, đặc biệt đối với những tài khoản nhạy cảm nhất, chẳng hạn như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hồ sơ thuế pháp lý hoặc hồ sơ có chứa thông tin y tế. Nếu không, người có quyền truy cập vào một trong các tài khoản của bạn có thể sẽ đạt được quyền truy cập vào nhiều tài khoản khác.
- Đừng để trình duyệt web của bạn nhớ mật khẩu và điền chúng cho bạn, đặc biệt đối với các tài khoản tối quan trọng về tài chính, pháp lý và y tế. Nếu người truy cập trái phép vào máy tính hoặc điện thoại thông minh của bạn, họ có thể truy cập bất kỳ tài khoản nào mà trình duyệt của bạn tự động đăng nhập vào.
- Không sử dụng mật khẩu có thể dễ dàng đoán ra, chẳng hạn như những từ thông dụng và ngày sinh của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, sử dụng sự kết hợp của các chữ cái, số và biểu tượng. Mật khẩu càng dài và bảo mật cao, thông tin của bạn càng an toàn.
Yêu cầu Định dạng Thay thế
Những người có khuyết tật với bản in có thể yêu cầu bản chữ nổi, bản in lớn, hoặc các phiên bản thân thiện với trình-đọc-màn-hình của mục tin này qua thư điện tử tại fcc504@fcc.gov (bằng Tiếng Anh). Để truy cập bằng âm thanh và các cách khác, hãy dùng kết nối "Tìm hiểu Các Tùy chọn Truy cập".
Trung tâm Giúp đỡ Người tiêu dùng
Để tìm hiểu thêm về các vấn đề của người tiêu dùng - xin ghé vào Trung tâm Giúp đỡ Người tiêu dùng của FCC fcc.gov/consumers. (Trang web tiếng Anh)
Nộp đơn khiếu nại với FCC
Vui lòng ghé thăm Trung tâm Khiếu nại của Người tiêu dùng consumercomplaints.fcc.gov (Trang web tiếng Anh) để nộp đơn khiếu nại hoặc nói cho chúng tôi biết câu chuyện của bạn.